
Từ khi Việt Nam mở cửa, các nhà đầu tư ngoại quốc nhảy vào. Họ tham gia đấu thầu các chương trình công cộng, như cầu cống, đường sá, các nhà máy thủy điện. Hầu hết các đường sá sang trọng hay những cây cầu đẹp đẽ mới được xây dựng tại Việt Nam đều là do tiền của thành phần này. Cái này có lẽ là cái làm nên sự khác biệt, vì họ không chỉ đưa 1 lượng tiền rất lớn vào Việt Nam mà còn đưa vào cả kỹ thuật, quy trình công nghệ hiện đại. Nhiều công trình tại Việt Nam, người Việt không thể làm nổi, cho dù có tiền.
Ngoài ra, sau khi cầu nối ngoại giao được mở ra, rất nhiều nước viện trợ cho Việt Nam, với hình thức không lãi hoặc lãi thấp, với số tiền nhiều tỉ đô la mỗi năm. Nổi bật nhất trong những nước này là Úc, Nhật và Thụy Điển. Chính phủ Việt Nam dùng số tiền này cho các chương trình khác nhau (tôi không đề cập vấn đề tham những ở bài viết này). Những chính sách của nhà nước hay những chương trình tài chánh tại Việt Nam, đều xuất phát từ nguồn vay này.
Mỗi năm, Việt Kiều gởi về nước khoảng 10 tỉ đô la mỗi năm, tương đuơng 1/10 GDP của Việt Nam. Điểm đặc biệt của số tiền nay là dạng cần không đầu tư, không mất thời gian, không phải làm đơn xin xỏ, cứ đơn giản như lấy tiền trong túi. Nói theo kiểu dân gian đây là "tiền có được mà không phải mất tiền". Do đó nó được coi là một trong những nguồn tiền hàng đầu của Việt Nam. Thiếu nguồn này, bộ mặt của xã hội Việt Nam chắc sẽ khác hẳn.
(Các bạn có thể nói, thì cũng nhờ chính phủ Việt Nam mở cửa nên chúng ta mới có dịp có những nguồn tiền trên. Tôi đã đề cập vấn đề này trong bài bàn về "Đổi mới hay sửa cũ", nên xin miễn giải thích thêm ở đây.)

Một lãnh vực khác có sự đóng góp của người Việt là các hãng xưởng tư nhân của người Việt. Số này có, nhưng phần đông là nhỏ lẻ, chủ yếu tập trung ở ngành nghề không cần nhiều chất xám, như may mặc, đồ gia dụng, kinh doanh nhỏ. Họ không chỉ thiếu vốn mà còn thiếu kỹ thuật và khả năng quản lý để mở mang tầm vóc kinh doanh. Ảnh hưởng của họ cho sự hoành tráng này là không đáng kể.
Trong lãnh vực công nghệ cao, như các công ty phần mềm, phần lớn là làm ăn theo kiểu cò con. Các công ty lớn như FPT hay Viettel thu nhập chủ yếu dựa vào hạ tầng cơ sở sẵn có như dịch vụ điện thoại, đường truyền intenet v.v. Chắc các bạn cũng thường thấy các báo Việt Nam đưa tin công ty phần mềm này thu nhập tỉ đô la năm, công ty phần kia thu nhập vài trăm triệu đô la, nhờ xuất khẩu phần mềm. Xin thưa, nói theo kiểu dân gian, "nổ" ! Có thể tác giả bài báo "nổ", hoặc chính tác giả cũng không hiểu vấn đề nên bị các công ty kia gạt. Cũng như các bạn cũng từng thấy báo chí Việt Nam đăng tin có nhóm người Việt phát triển hệ điều hành mới, thách thức với Window của Microsoft, hay người Việt phát triển hệ thống tìm kiếm, có thể đánh bại Google. Toàn nói nhảm !!!
Trình độ kỹ thuật và khả năng quản lý của Việt Nam chỉ có thể làm được những phần mềm loam nhoam, giá trị vài ngàn, vài trăm, thậm chí miễn phí. Những phần mềm giá trị triệu đô đòi hỏi không chỉ kỹ thuật, mà còn khả năng quản lý sắp xếp, khả năng làm việc nhóm, vì số người tham gia phát triển có thể lên đến hàng trăm, hàng ngàn. Giải thích thì dài dòng, nhưng những người trong cuộc đều biết rõ. Cụ thể là trong 1 đại hội thể thao gần đây, chính phủ Việt Nam đã phải mua phần mềm quản lý của ngoại quốc vì chính họ cũng không tin tưởng khả năng làm phần mềm của người Việt. Các phần mềm quản lý ngân hàng tài Việt Nam phần lớn đều mua của ngoại quốc, Việt Nam chỉ chỉnh sửa lại cho thích hợp mà thôi.
Thế còn các đại gia tại Việt Nam hiện nay thì sao? Hầu hết (nếu không muốn nói tất cả) đều liên quan đến đất đai, sau nó là ngân hàng. Họ là những người may mắn, hay có quan hệ với các nhà lãnh đạo, biết vùng đất nào sắp quy hoạch. Họ mua đất với giá rẻ mạt, rồi bán lại với giá gấp ngàn lần. Họ có thể là những người có quan hệ mật thiết với chính phủ, được vay tiền với lãi suất ưu đãi, rồi cho kẻ khác vay lại với lãi suất cao hơn, với những quan hệ vay mượn chồng chéo, hay buôn vàng, mà hệ lụy của nó đang là vấn đề nhức nhối của Việt Nam hiện nay. Tìm hiểu kỹ các bạn sẽ thấy tất cả đại gia tại Việt Nam hiện nay giàu lên nhờ ít nhiều liên quan đến những cách thức này.
(đại gia Nguyễn Đức Kiên - phất lên nhờ vào các mối quan hệ với các quan chức, và sự nhốn nháo của ngành tài chánh Việt Nam)
(đại gia Đào Hồng Tuyển - chúa đảo Tuần Châu - phất lên nhờ đất đai và quan hệ mật thiết với các viên chức cao cấp của bộ công an Việt Nam)
Tóm lại, cái hào nhoáng tại Việt Nam hiện nay là sản phẩm của những đồng tiền sẵn có, mà phần lớn là của thiên hạ hay vay mượn. Sự hào nhoáng đó không phải là sản phẩm của công sức hay trí tuệ của người Việt mà chính phủ Việt Nam đang cố gắng tuyên truyền. Thử hỏi, ngay cả con ốc trong xe hơi người Việt Nam vẫn chưa làm nổi thì họ có thể làm được gì? Việt Nam hiện có 2 vệ tinh trên quỹ đạo và chính phủ Việt Nam luôn coi đó là sự phát triển của người Việt mà nói theo ông Nguyễn Tấn Dũng đại khái là "Việt Nam bắt đầu kỷ nguyên chinh phục vũ trụ". Buồn cười thật! Cả 2 vệ tinh đó là tiền mượn của thiên hạ. Việt Nam dùng số tiền đó thuê công ty Mỹ làm vệ tinh, rồi thuê Pháp phóng vệ tinh lên quỹ đạo, rồi cũng phải thuê công ty Mỹ huấn luyện mình vận hành vệ tinh. Tóm lại, chuyện vệ tinh là toàn của thiên hạ, Việt Nam chỉ có cái miệng nói xàm.
Đinh Nghệ An
Minh co biet chut it ve Cong Nghe. Neu ban muon mo them muc ve lanh vuc Cong Nghe cho trang blog nay thi lien lac voi minh nhe.
ReplyDeletelequangle191280@yahoo.com
Vi khong thay email nen minh goi len day, mong ban thong cam